Chào bác sĩ Hoàn Mỹ, em đang có nhu cầu niềng lại hàm răng của
mình. Nhưng em lại chưa rõ lắm về việc niềng răng có gây nguy hiểm gì
không. Vì em muốn được niềng răng thẩm mỹ nhưng không muốn có các tai
biến sau phẫu thuật dù là nhỏ nhất. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em an tâm
hơn được không.
Hiện nay, trào lưu đeo niềng, dùng
dụng cụ điều chỉnh răng nhô lệch, khấp khểnh (gọi chung là điều chỉnh
nha) đang gia tăng cao ở trẻ em và thanh niên ở nước ta, bởi chúng vừa
cải thiện thẩm mỹ cho khuôn mặt, vừa cải thiện việc ăn nhai, nâng cao
sức khỏe cho người dùng. Tuy nhiên, có không ít người được điều chỉnh
nha không đúng, gây hại răng và nguy hiểm tới các bộ phận khác trong cơ
thể.
Gần đây, Khoa Răng hàm mặt liên tục nhận nhiều ca
tai biến do điều chỉnh nha không đúng. Có trường hợp bệnh nhân đi điều
chỉnh nha do răng bị khấp khểnh. Nhưng sau 2 tuần đeo dụng cụ, bệnh nhân
thấy răng bị có dấu hiệu nhô ra, nghiêng vẹo hơn trước, kèm theo đau
khớp hàm và đau đầu. Đây chính là dạng tai biến nhẹ và được phát hiện
khá kịp thời do chỉnh nha không đúng.
Mỗi người có một cấu tạo hàm răng khác nhau, nên sử dụng
niềng răng cũng phải hết sức cẩn thận, tránh những tai biến không đáng có.
Tuy
nhiên, có không ít bệnh nhân chỉ đi khám và phát hiện tai biến do điều
trị sai, khi đã kết thúc quá trình điều trị, bỏ dụng cụ điều chỉnh tới
hàng năm trời. Khi đến khám, hai hàm răng của bệnh nhân đã bị xô lệch
toàn bộ, răng hàm trên không chạm vào răng hàm dưới, khiến bệnh nhân
không thể nhai kỹ thức ăn, dẫn đến đau dạ dày, hệ tiêu hoá rối loạn.
Thậm
chí, có cả trường hợp do răng bị nhô ra quá lâu, đã gây chết tuỷ, tiêu
xương, khiến răng lung lay và đặc biệt gây mất thẩm mỹ. Nhiều bệnh nhân
bị đau hàm, đau đầu và đau cổ mạn tính, nhưng lại nhầm tưởng nguyên nhân
do bệnh cơ thể khác, chứ không phải xuất phát từ hàm răng.
Trẻ
em và người lớn có hàm răng bị khấp khểnh, vẩu, móm… cần được điều
chỉnh nha, ngoài lý do nâng cao thẩm mỹ, còn tránh được nguy cơ viêm
lợi, sâu răng, mất răng, chấn thương răng, xương hàm cong vẹo, ảnh hưởng
đến hô hấp, tuần hoàn máu và phát âm do răng rất khó làm sạch, khớp cắn
không khít. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng thì chính việc điều
chỉnh nha sẽ dẫn đến những tai biến nguy hiểm hơn.
Gia tăng dịch vụ điều chỉnh nha, chất lượng không đồng đều
Do
trào lưu điều chỉnh nha ở nước ta đang tăng cao và phổ biến, nên rất
nhiều phòng mạch chữa răng có dịch vụ này. Nhiều người cho rằng, điều
chỉnh nha là việc đơn giản, chỉ cần cho bệnh nhân đeo khí cụ chỉnh nha
là xong, nhưng thực tế, phương pháp điều trị này rất phức tạp và khó
khăn.
Người bị điều chỉnh nha không đúng có thể khiến
răng bị nghiêng, lệch, múi răng không khớp nhau, dẫn đến đau khớp thái
dương hàm, khó há miệng, ảnh hưởng tới hệ thống tiền đình, gây đau đầu
chóng mặt, đau cổ, vai, gáy. Trên thế giới, chỉnh nha là một chuyên
ngành riêng, sau khi tốt nghiệp ngành nha khoa, bác sỹ phải học thêm 2
năm chuyên sâu về chỉnh nha mới được điều trị.
Mỗi
người có một khuôn mặt, hàm răng và xương hàm riêng, không ai giống ai.
Vì vậy, khi quyết định điều chỉnh nha, bác sỹ nha khoa không chỉ thăm
khám hàm và răng, mà còn phải khám tổng thể khuôn mặt cho từng bệnh
nhân. Cụ thể, ngoài khám kỹ khuôn mặt, hàm răng và xương hàm, bác sỹ còn
phải quan sát các cử động nhai, cười, nói, cắn và cách nuốt của bệnh
nhân.
Bệnh nhân còn cần được chụp X - quang, lấy dấu mẫu hàm, chụp
ảnh khuôn mặt, đo kích thước xương sọ, xương mặt, xương hàm và răng ở
trên phim X - quang.
Có trường hợp còn cần cắt mẫu răng
và sắp xếp lại răng theo vị trí dự định điều chỉnh, để xem có thích hợp
với khuôn mặt bệnh nhân hay không. Từ đó, bác sỹ sẽ thảo luận với bệnh
nhân để đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp nhất.
Thời
gian điều chỉnh nha có thể kéo dài vài tháng hoặc tới vài năm tùy theo
lứa tuổi, loại sai khớp cắn, mức độ nặng nhẹ và khả năng hợp tác của
bệnh nhân. Do đó, quá trình điều trị phải đảm bảo độ chính xác và phù
hợp từ đầu đến khi kết thúc. Nếu điều chỉnh nha không đúng, bệnh nhân có
thể gặp phải vô số tai biến đáng tiếc như mất chức năng nhai, răng bị
hỏng do chết tủy, tiêu xương, ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa, thần
kinh và sức khỏe chung.
Cả người lớn và trẻ em đều có
thể được điều chỉnh nha. Nhưng thời điểm tốt nhất để điều trị chỉnh hình
răng hàm mặt là khi các răng vĩnh viễn đã mọc, tức là lứa tuổi 10-12. Ở
giai đoạn này, xương hàm đang phát triển, rất thuận lợi cho việc nới
rộng hay sắp xếp lại các răng.
Niềng răng có đau không
- theo các chuyên gia, ngay khi trẻ được 7 tháng tuổi, cha mẹ đã nên
cho trẻ đi khám răng hàm mặt, để phát hiện sớm những lệch lạc nếu có.
Càng phát hiện sớm thì việc điều trị càng đơn giản và ít tốn kém. Trong
suốt quá trình phát triển, trẻ cần được đi thăm khám nha khoa định kỳ để
phát hiện và điều trị kịp thời, bởi có nhiều can thiệp sẽ không thể
thực hiện hoặc hạn chế hơn nhiều khi hàm và răng đã phát triển hết.
-Xem thêm:
giá niềng răng
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét