Tình trạng men răng như men răng thiểu sản hay men răng kém khoáng hóa có thể ảnh hưởng đến tiến triển của thương tổn sâu răng. Do khả năng hòa tan men tỷ lệ nghịch với nồng độ fluor của men răng thành ra với men răng thiểu sản hay men kém khoáng hóa thì khả năng tái khoáng kém hơn răng thường ngày.
- Hình thể và vị trí răng với những răng có hố rãnh sâu hay răng lệch lạc thì nguy cơ sâu răng cao hơn do sự tập trung cũng như khả năng lưu giữ mảng bám.
- Sự bất thường của tuyến nước bọt cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc cũng như tốc độ tiến triển của bệnh sâu răng do khả năng bảo vệ răng khỏi các acid gây sâu răng.
- Tốc độ dòng chảy của nước bọt là yếu tố làm sạch tự nhiên để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại sau ăn và vi khuẩn trên bề mặt răng. Bằng chứng lâm sàng là chứng khô miệng do tia xạ hoặc do dùng thuốc hay do một số tình trạng bệnh lý toàn thân thì tỷ lệ sâu răng rất cao và nặng nề.
>>> Bài viết nên xem: răng sâu có nên nhổ không
- Nước bọt cung cấp các ion Ca2+ , PO43- và fluor để tái khoáng hóa men răng, các bicarbonate tham gia vào quá trình đệm, đồng thời tạo một lớp màng mỏng từ nước bọt có vai trò như một hàng rào bảo vệ men răng khỏi pH nguy cơ. Hàng rào này ngăn cản sự khuyếch tán của các ion acid vào răng và sự di chuyển của các sản phẩm hòa tan từ apatite ra khỏi mô răng. Nó ức chế sự khoáng hóa để hình thành cao răng từ các ion calci và phosphate quá bão hòa trong nước bọt. Ngoài ra, nước bọt còn cung cấp các kháng thể IgM, IgG đề kháng vi khuẩn.
- Nước bọt cung cấp các yếu tố bảo vệ tự nhiên cho răng. Giảm dòng chảy nước bọt đến mức tối thiểu sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng mặc dù quá trình sâu răng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác.
- Ăn nhiều đường, nhất là ăn vặt thường xuyên giữa các bữa ăn chính làm tăng nguy cơ sâu răng.
- Thói quen ăn uống trước khi đi ngủ, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, việc cho bú bình kéo dài với sữa và các loại chất ngọt nhất là bú trong khi ngủ làm tăng tỷ lệ sâu răng gây nên hội chứng bú bình.
- Chỉnh nha, sử dụng hàm giả bán phần, trám răng không đúng quy cách làm tăng khả năng lưu giữ các mảnh thức ăn, mảng bám vi khuẩn.
>>> Xem thêm bài viết hữu ích khác: cách chữa bệnh sâu răng hiệu quả nhất
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét