Từ thời cổ đại đã có trồng răng
Đã từ rất lâu người con người đã biết sử dụng ngà voi để thay thế cho răng thật bị hỏng. Đến thế kỉ 18 trong sách y học cổ cũng có ghi lại nhiều trường hợp ghép răng của những người cho tặng. “Kỹ thuật Implant” thời kỳ đầu có vẻ thô sơ nhưng là nền móng cho sự phát triển và nghiên cứu quá trình cấy ghép răng.
Đầu thế kỷ 19, các bác sỹ đã sử dụng vật liệu bằng vàng, bạch kim,.. để thực hiện cấy ghép nhưng tỉ lệ thành công rất thấp. Mãi đến năm 1952, GS. Per Ingvar Branemark, trưởng nhóm nghiên cứu Đại học Lund, Thụy Điển đã có công nghiên cứu, lập báo cáo chuyên đề khoa học về đề tài “Vật liệu ghép trong phẫu thuật chỉnh hình.”
Quá trình nghiên cứu xảy ra rất tình cờ. Trong một lần gặp chú thỏ bị thương ở đùi, ông Branemark đã gắn một trụ titanium vào xương đùi của thỏ để cố định vị trí xương gãy. Sau vài tháng khi vết thương lành, ông muốn lấy chốt ra khỏi cơ thể con thỏ nhưng không lấy ra được, phần Titanium đã liền vào xương. Tiếp tục theo dõi thì thấy chốt Titanuim ở trong cơ thể không hề gây ra phản ứng phụ hay làm tổn thương tới tình trạng sức khỏe của thỏ.
>>>Xem thêm: làm răng giả mất bao lâu
Kỹ thuật cấy ghép Implant hiện đại
Sau nhiều năm nghiên cứu, ngành Nha khoa quốc tế đã đưa ra phương pháp cấy ghép Implant, phục hồi lại cả chân răng và thân răng đã mất bằng trụ Implant. Đây là một kỹ thuật phức tạp, người bệnh sẽ được cấy trụ Implant được làm bằng titanium vào sâu trong mô nướu thay thế cho chân răng. Sau đó, răng sứ có màu sắc giống như răng thật được gắn cố định lên Implant, tạo thành chiếc răng thẩm mỹ và sức nhai hoàn chỉnh.
Ưu điểm của cấy ghép Implant không chỉ thể hiện qua lĩnh vực thẩm mỹ mà còn rất tiện lợi cho quá trình sử dụng, không hề để lại phản ứng phụ hay làm tổn thương tới sức khỏe người bệnh.
>>> Xem thêm: trồng răng giả Implant
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét