Rất nhiều người bị chảy máu lợi sau khi đánh răng nhưng họ cho rằng vấn đề này không nghiêm trọng. Đó là một quan điểm sai lầm.
Bởi dù chảy máu do nguyên nhân nào thì đây cũng là một hiện tượng cần để ý: “Là một dấu hiệu cảnh báo về bệnh viêm lợi hay bệnh nha chu. Nếu không kịp thời xử lý, nó có thể gây rụng răng.”
Nguyên nhân chính của hiện tượng trên là xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng kém. Không đánh răng hoặc đánh không đúng cách là nguyên nhân tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn nguy hại cư trú, và hình thành những mảng bám trên răng.
Chính những kẽ hở giữa lợi và răng là nơi cư trú hoàn hảo của những loại vi khuẩn gây hại.
Những con vi khuẩn trên mảng bảm sẽ tiết ra các chất bài tiết có hại thường được gọi là nội độc tố. Chất độc này sẽ tạo ra sự kháng cự chống lại hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Kết quả là, sự phản ứng của cơ thể trước sự miễn dịch của độc tố trên là nguyên nhân gây viêm, sưng đỏ. Mặc dù vi khuẩn đã bị tiêu diệt, tuy nhiên vẫn còn chảy máu lợi.
Nếu hiện tượng này không được điều trị kịp thời, nó sẽ dẫn tới những bệnh về răng và cuối cùng ảnh hưởng đến xương quai hàm làm cho răng mất chỗ bám và dễ bị rụng.
>>> xem thêm: cách chữa bệnh chảy máu chân răng
Ngoài nguyên nhân vệ sinh răng miệng kém, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm nướu bao gồm: sử dụng thuốc lá, bệnh tiểu đường , do nội tiết tố thay đổi chẳng hạn trong thời kỳ mang thai hoặc khô miệng.
Chảy máu chân răng chỉ là một triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, hay gặp trong một sô bệnh thông thường như:
- Bệnh thuộc răng miệng: viêm quanh răng, viêm lợi, sâu răng…
- Bệnh thuộc hệ thống tạo máu: do thiếu một vài yếu tố tham gia vào quá trình đông máu như: bệnh ưa chảy máu, bệnh giảm tiểu cầu, thiếu can xi…
- Một số bệnh về gan, do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K. - Một số bệnh toàn thân khác cũng gây nên chảy máu chân răng như ăn uống thiếu chất, thiếu vitamin, dinh dưỡng kém…
Nếu bạn thường chảy máu chân răng vào buổi sáng thì cần kiểm tra răng miệng; nên vệ sinh răng miệng tốt, như có thể xúc miệng bằng Listerin, chai xúc miệng T.B, nước muối sinh lý 0,9%...; đánh răng trước khi đi ngủ và lúc mới ngủ dậy.
>>> xem thêm: cách chữa chảy máu chân răng
Lưu ý đánh răng cũng phải đúng kỹ thuật (dọc theo các chân răng từ trên xuống và từ dưới lên, dùng bàn chải mềm không đánh quá mạnh làm xây xước, tổn thương niêm mạc lợi).
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét